Mọi kỷ lục bị phá vỡ
Gắn bó với cây lúa gần 40 năm nay, nắm rõ quy luật của thiên nhiên, bà con ở xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng ai cũng biết tiếng gia đình ông Liêm. Nhưng năm nay, ông Liêm cũng đành "bó tay" nhìn trà lúa khô héo từng ngày.
"Mỗi năm, thường ăn tết xong mới xuất hiện nước mặn. Đằng này, từ cuối tháng 11 nước mặn đã tràn về, đúng vào thời điểm 10 công lúa của tôi đang làm đòng nên cháy vàng, giảm năng suất gần 50%, mất lợi nhuận hơn 15 triệu đồng" - ông Liêm nói.
Ở hạ nguồn ba nhánh sông Mekong gồm sông Tiền, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre là địa phương chịu ảnh hưởng sớm nhất của tình huống nước mặn xâm nhập.
Nếu như đợt xâm nhập mặn năm 2016 được xem là đợt mặn kỷ lục, 100 năm mới lặp lại thì mùa khô năm 2020 đã phá vỡ mọi kỷ lục được xác lập trước đó.
Nếu như năm 2016, nước mặn "âm thầm" xâm nhập vào những ngày người dân đang đón Tết Nguyên đán thì năm nay nước mặn xâm nhập sớm hơn năm 2016 khoảng 1 tháng.
Anh Nguyễn Hoàng Hiếu - một nhà vườn tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre - nhớ lại: "Đầu tháng 12-2019, chúng tôi cùng nhiều nhà vườn đang tập trung tưới nước, xử lý cho cây chuẩn bị ra bông, phục vụ thị trường tết thì thấy gió chướng thổi rất mạnh.
Mấy ngày sau hoảng hồn khi nước trong các mương vườn độ mặn đã lên đến 4-5‰, không thể tưới tiêu gì được. Đây là hiện tượng rất lạ, ngay cả những bậc cao niên cũng cho biết chưa năm nào nước mặn lại lên sớm và nhanh khủng khiếp đến vậy".
Lần lượt công bố tình huống khẩn cấp
Sớm nhận thấy sự bất thường, phức tạp của đợt nước mặn xâm nhập trong mùa khô 2020, tỉnh Bến Tre công bố tình huống khẩn cấp để đưa ra các giải pháp đối phó với một mùa khô được dự đoán khốc liệt.
Theo nhận định của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre, vào giữa tháng 1-2020, xâm nhập mặn trên các sông chính tương đương đợt hạn mặn lịch sử mùa khô năm 2015-2016.
Nhưng chỉ sau đó không lâu, độ mặn và mức độ xâm lấn của nước mặn đã vượt xa năm 2015-2016 khi tỉnh Bến Tre bị bao trùm bởi nước mặn nên đã sớm ban bố tình huống khẩn cấp, mức độ rủi ro thiên tai cấp độ 2.
Sau Bến Tre, lần lượt các địa phương khác cũng ban bố tình huống khẩn cấp, đưa ra các kịch bản để ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 4-3, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng cho biết từ giữa tháng 2 vừa qua, địa phương này đã công bố tình huống hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng thuộc địa bàn tỉnh cấp độ 1 rủi ro thiên tai.
Cà Mau cũng vừa công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2 tại vùng ngọt hóa thuộc địa bàn huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời. Đây cũng là hai địa phương vùng "ngọt hóa" có diện tích trồng lúa lớn nhất tỉnh.
Những thiệt hại đầu tiên
Dù đã rút kinh nghiệm năm 2016 và các địa phương đã sớm chủ động ứng phó nhưng thiệt hại vẫn xảy ra. Tuy chưa có thống kê chính thức nhưng con số thiệt hại không hề nhỏ.
Những ngày này, ở hầu hết các cánh đồng lúa vụ 3, mọi người đều thấy một màu xám từ những vạt lúa cháy nắng, khô khốc, đồng ruộng nứt nẻ. Nhiều địa phương trước đó có đưa ra khuyến cáo không xuống giống vụ 3, tuy nhiên theo người dân, nếu không xuống giống vụ 3 thì họ sẽ không biết làm gì nên sạ giống cầu may.
Tại Sóc Trăng, ông Phạm Tấn Đạo - chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng - cho biết xâm nhập mặn đã làm khoảng 1.000ha lúa đông xuân của huyện Trần Đề bị ảnh hưởng năng suất và trên 1.500ha lúa vụ 3 của huyện Long Phú bị thiệt hại.
Tại Bến Tre, dự kiến hơn 5.000ha lúa vụ 3 cũng sẽ bị mất trắng. Còn ở Tiền Giang, ngay trong vùng ngọt hóa, cây lúa cũng đang điêu đứng vì không có nước ngọt, nguy cơ giảm năng suất rất cao...
Không chỉ cây lúa, tại Bến Tre, khoảng 20.000ha cây ăn trái được đặt trong tình huống "báo động đỏ" khi nguồn nước tưới bị thiếu hụt. Đến đầu tháng 3, đã có nhiều vườn sầu riêng bị chết nhánh, khô lá, rụng trái do lâu ngày không được tưới.
Tương tự, tại vùng chuyên canh cây sầu riêng thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nhiều diện tích cây sầu riêng đã bị khô héo, rụng trái...
Nan giải nước sinh hoạt
Nan giải nhất hiện nay đối với các tỉnh ĐBSCL nằm ở hạ nguồn là nước sinh hoạt. Tại Bến Tre, tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt diễn ra từ sau tết nhưng đến nay đã quá sức chịu đựng của người dân.
Trong khi nước máy đã bị nhiễm mặn 4-5‰, không thể tắm giặt thì người dân bắt buộc phải đi mua nước ngọt từ nơi khác chở về với giá cắt cổ, có nơi lên đến 300.000 đồng/m3, dù giá nước máy chỉ khoảng 8.000 đồng/m3.
Có những hộ dân chăn nuôi bò, heo sử dụng cả mét khối nước mỗi ngày như nhà anh Nguyễn Văn Hậu (ở Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) thì cho rằng không thể cầm cự được nữa bởi số tiền mua nước ngọt đã vượt quá sức chịu đựng. "Chắc đến hết mùa khô, tiền mua nước ngọt lên đến cả chục triệu đồng, đi đứt cả con bò" - anh Hậu nói.
Tác giả bài viết: M.TRƯỜNG - K.TÂM - K.NAM - T.TRÌNH
Nguồn tin: TTO
Khi mọi người còn đang yên giấc thì team Thinh Nam Trung đã có mặt khắp các công trình để mang lại một không gian xanh và môi trường trong lành cho...
Công ty TNHH Thịnh Nam TrungTrụ sở: 38/6 đường Hai Bà Trưng Văn phòng đại diện: 206 Hai Bà TrưngPhường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng...
https://tuoitre.vn/han-man-khoc-liet-o-mien-tay-5-tinh-cong-bo-tinh-huong-khan-cap-20200305080232766.htm
Đối tác của Thinh Nam Trung có thể nhận khẩu trang tại 206 Hai Bà Trưng khi đến giao dịch hoặc comment địa chỉ + sdt và share thông tin này về tường...
Độ mặn hay độ muối được ký hiệu S‰ (S viết tắt từ chữ salinity - độ mặn) là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa trong 1 kg nước. Trong...
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị sinh thái Đảo Ngọc, TP. Quảng Ngãi.Khu vực...
Các chuyên gia truyền nhiễm nhận định khi thời tiết nóng, nhiều người cùng tiếp xúc gần trong môi trường máy lạnh dễ làm lây nhiễm virus cho nhau.
(Baoquangngai.vn)- Khi người dân còn chìm sâu trong giấc ngủ, một mình, một xe trên một tuyến đường, những công nhân nhận nhiệm vụ tưới nước đường phố...
#thinhnamtrungCông ty TNHH Thịnh Nam Trung Trụ sở: 38/6 đường Hai Bà Trưng Văn phòng đại diện: 206 Hai Bà Trưng Phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi,...
Đây là một câu chuyện ngụ ngôn hay về công tác quản trị mà Thịnh Nam Trung muốn giới thiệu đến các bạn Hãy đọc và cảm nhận bài học giá trị do câu...
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, cả nước đang triển khai nhiều hoạt động chung tay cùng Chính phủ thực hiện nhiều giải pháp nâng cao ý...
Tình hình dịch Sars- Cov2 đang diễn biến phức tạp khi có ca thứ 17 và 18 tại Việt Nam Trong ngày 6 và 7 tháng 3. Mọi tính toán của ban chỉ đạo và các...
Cũng giống như các loại virus gây viêm đường hô hấp khác, SARS-CoV-2 có cơ chế nhiễm và gây bệnh như sau:I. Sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm...
“Đại sứ Hàn mong Việt Nam không cách ly kỹ sư Samsung”Đại sứ Park Noh-wan lo ngại Samsung có thể thiệt hại lớn nếu các chuyên gia Hàn Quốc tới Việt...
Trung tâm thương mại Go sắp đi vào hoạt động
Ông chủ giàu có thấy nhân viên lái xe của mình đã làm việc chăm chỉ trong nhiều năm. Vì muốn người lái xe này vẫn có một cuộc sống ổn định khi về hưu,...
Các doanh nghiệp đang chuẩn bị mặt bằng động thổ, khai trương, khánh thành nhưng:+ Mặt bằng quá kinh khủng, cây cối um tùm;+ Bụi đất xà bần nhìn thấy...
Tính đến ngày 4-3, đã có 5 tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn. Dù các địa phương đã rút...
Liên quan đến vụ một phụ nữ cố tình trốn cách ly tập trung sau khi trở về từ vùng dịch, ngày 1/3, tin từ Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết đã cách ly một...
Dự kiến khởi công quý 2 năm nay.