TNT sở hữu và trang bị đầy đủ các loại thiết bị như xe tưới nước, xe quét đường công nghiệp kết hợp công nhân sẽ mang lại hiệu quả cao về các giải pháp chăm sóc cây xanh, vệ sinh đường phố đặc biệt trên các tuyến cao tốc, các khu công nghiệp và khu dân cư

Biện pháp đảm bảo an toàn lao động

CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG THI CÔNG

1) Biện pháp an toàn lao động:

Tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho cán bộ công nhân viên thi công đúng theo:

     - Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995.
     - Nghị định số 162/1999/NĐ-CP ngày 09/11/1999 của Chính phủ.
     - Thông tư số 08/LĐTBXH ngày 11/04/1995.
     - Thông tư số 23/LĐTBXH ngày 19/09/1995.
     - Các Nghị định, Thông tư về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Tất cả các cán bộ công nhân viên phải trải qua lớp huấn luyện sát hạch an toàn lao động, vệ sinh lao động đều được cấp thẻ an toàn trước khi tham gia trên công trường.

Tổ chức công tác nhận dạng các nguồn rủi ro từ các yếu tố môi trường như: môi trường hoạt động, môi trường nhận thức… để ngăn ngừa hiểm họa.

Tổ chức công tác bồi huấn nâng cao ý thức cán bộ công nhân viên về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong quá trình thi công nhầm tránh nguy cơ do ý thức của công nhân viên.

Tổ chức bồi huấn nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng làm việc của cán bộ công nhân viên đối với từng công việc cụ thể. Các động tác thực hiện, các bước thực hiện, cách thức thực hiện công việc để phòng tránh rủi ro.

2) Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn lao động như sau:

Treo các biển báo tại các vị trí quan trọng. Thiết yếu để cảnh báo, nhắc nhở.

Tổ chức kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đột xuất cho cán bộ công nhân viên, nhất là công nhân làm việc trên cao.

Tổ chức kiểm tra, phát hiện ngăn ngừa kịp thời các hành vi ăn nhậu, hút thuốc trong giờ làm việc, các hành vi có khả năng gây mất an toàn lao động trong thi công.

Thông báo cụ thể vị trí công tác, phạm vi công tác, phạm vi cho phép làm việc, thông tin cụ thể đến từng cán bộ công nhân viên để nắm rõ trước khi triển khai công tác.

Trong khi thao tác thi công cán bộ công nhân viên được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động như: nón bảo hộ, đeo dây an toàn, găng tay, giầy bảo hộ…

Khi thi công trên cao cần phải đảm bảo các biện pháp an toàn trèo cao, dụng cụ mang theo phải gọn gàng dễ di chuyển và dễ thao tác. Không làm việc trên cao khi trời sắp tối, khi trời có sương mù, giông tố hoặc khi có gió cấp 5 trở lên.

Kiểm tra và bảo dưỡng định kì máy móc thiệt bị thi công trước khi vận hành.

Kiểm tra kỹ các dây chằng, móc cáp trước khi cẩu lắp các cấu kiện, vật nặng.
Sau khi kết thúc công tác, tiến hành kiểm tra đầy đủ số lượng công nhân, dụng cụ đồ nghề… Sau đó báo cho từng cán bộ công nhân viên được biết và yêu cầu tập hợp về đúng nơi quy định trước khi tháo dỡ tiếp địa, các biển báo.

Tổ chức công tác huấn luyên sơ cấp cứu cho cán bộ công nhân viên để ngăn ngừa hiểm họa xảy ra trong khi thi công cũng như trong sinh hoạt.

3) Biện pháp an toàn thi công điện:

Tổ chức và thực hiện công tác cô lập lưới điện hiện hữu với đơn vị vận hành lưới. Thực hiện tiếp địa tại hai đầu vị trí công tác và các vị trí đầu nhánh rẽ. Thực hiện cô lập toàn bộ các trạm biến thế và lưới điện hạ thế câu tạp xung quanh vị trí công tác. Treo biển cấm đóng điện vào tủ cầu dao tại các vị trí cô lập.

Khi thao tác thi công điện cán bộ công nhân viên được trang bị các phương tiện, dụng cụ an toàn điện như đội nón bảo hộ, găng tay, giầy cách điện, dụng cụ cắt, nối cách điện… Không thi công đấu nối điện khi trời tối, có sương mù, giông bão.

Khi thi công kéo dây phải đúng qui trình công nghệ, các vị trí kéo phải chắc chắn để tránh tai nạn xảy ra.

Chỉ bố trí thi công đấu nối, leo trụ bởi các công nhân có bậc an toàn điện từ bậc 5 trở lên.

Cán bộ công nhân viên đều được huấn luyện thông suốt các quy trình, quy phạm trong thi công điện; các quy định về an toàn điện; các biện pháp sơ cứu khi có tai nạn về điện.
--------------o0o--------------
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây